Gỗ công nghiệp là gì? Những điều cần biết trước khi làm nội thất gỗ công nghiệp

Sở hữu những ưu điểm vượt trội và là một trong những phương án để “cứu rừng”. Sử dụng đồ nội thất bằng gỗ công nghiệp đang trở thành một xu hướng được nhiều người tiêu dùng lựa chọn. Tuy nhiên, trên thị trường hiện nay có rất nhiều chủng loại gỗ công nghiệp, đa dạng về nguồn gốc xuất xứ. Nếu ham của rẻ, bạn sẽ rất dễ mua phải hàng kém chất lượng, không chỉ ảnh hưởng tới công năng sử dụng, mà còn cả sức khỏe của người sử dụng. Do đó, trước khi quyết định làm nội thất cho gia đình mình bằng gỗ công nghiệp, bạn hãy cùng Mafic Design tìm hiểu về loại gỗ này qua bài viết dưới đây.

Gỗ công nghiệp là gì? Những điều cần biết trước khi làm nội thất gỗ công nghiệp

Các loại gỗ công nghiệp phổ biến trên thị trường hiện nay

Gỗ công nghiệp là gì?

Gỗ công nghiệp là một loại gỗ nhân tạo, được cấu thành từ việc tận dụng những phế phẩm như cành hay nhánh của gỗ tự nhiên, được nghiền nhỏ thành dăm hay sợi, kết hợp với keo và hóa chất dưới áp lực của máy nén tạo ra một tấm gỗ có thể sử dụng trong thi công nội thất. Các nguyên liệu làm gỗ công nghiệp chủ yếu là vụn gỗ thừa, các bộ phận thừa của cây như cành nhỏ…

Ngoài ra, các loại gỗ công nghiệp như gỗ ghép thanh hay gỗ dán là những loại gỗ được sản xuất từ những giống cây gỗ trồng và khai thác ngắn ngày. Chính vì vậy mà gỗ công nghiệp được đánh giá là thân thiện và bảo vệ môi trường.

Những tiêu chí đánh giá chất lượng gỗ công nghiệp?

Gỗ công nghiệp rất đa dạng về mẫu mã và chủng loại, gỗ dùng trong sản xuất nội thất bao gồm 2 phần chính là: phần cốt ván và bề mặt phủ. Các loại cốt gỗ công nghiệp phổ biến hiện nay như: ván dăm, ván sợi, ván ghép, ván dán... Lớp phủ bề mặt như: Melamine, Laminte, Acrylic, Veneer... và khi phủ lớp phủ bên ngoài lên cốt gỗ công nghiệp, sẽ hình thành ván gỗ công nghiệp. Có rất nhiều tiêu chí để đánh giá gỗ chuẩn về cả độ bền, độ an toàn và tính thẩm mỹ phần cốt gỗ cũng như lớp phủ bề mặt.

Tiêu chí đánh giá lớp phủ bề mặt gỗ công nghiệp

Khi nhắc đến bề mặt lớp phủ bề mặt gỗ công nghiệp, đa phần mọi người thường chỉ quan tâm đến màu sắc và tính thẩm mỹ. Tuy nhiên, thực tế lớp phủ bề mặt cũng là “vũ khí” đắc lực trong việc hạn chế sự xâm nhập của độ ẩm, tác động của côn trùng hay hóa chất,... đồng thời giảm thiểu sự phát thải formaldehyde của cốt gỗ công nghiệp. Do vậy, việc dán lớp phủ bề mặt lên cốt gỗ phải được đảm bảo, không bị bong, tróc.

Bề mặt gỗ công nghiệp hiện nay rất đa dạng từ chất liệu đến thiết kế, cho phép khả năng ứng dụng cao hơn gỗ tự nhiên và đang dần thay thế các bề mặt sơn, đá, kim loại, thậm chí là các vật liệu thủ công như mây tre đan. Công nghệ hiện đại đã giúp các nhà thiết kế đưa thiên nhiên lên bề mặt công nghiệp, truyền tải đầy đủ những đặc tính và cảm nhận của một bề mặt gỗ tự nhiên. Mỗi loại lớp phủ đều sở hữu những ưu và nhược điểm, phù hợp với mỗi phong cách thiết kế riêng. Tùy theo nhu cầu sử dụng cũng như khả năng tài chính để bạn lựa chọn loại phủ bề mặt phù hợp.

Tiêu chí đánh giá chất lượng cốt gỗ công nghiệp

Tiêu chuẩn về độ an toàn (nồng độ phát thải formaldehyde): một chỉ số rất quan trọng của cốt gỗ công nghiệp nhưng rất dễ bị bỏ qua là nồng độ phát thải formaldehyde (một hóa chất được sử dụng để sản xuất gỗ công nghiệp). Formaldehyde là hóa chất độc hại, tiếp xúc lâu dài với nồng độ cao có thể mắc các bệnh về mắt, da và hệ hô hấp, thậm chí gây ung thư. Nếu tiếp xúc với không gian nội thất, mà bạn cảm thấy bị cay mắt, khó thở, đó là do gỗ kém chất lượng và nồng độ phát thải formaldehyde cao.

Cũng giống như chọn đồ nhựa đạt tiêu chuẩn cho thực phẩm, người dùng cần chọn loại ván gỗ đủ an toàn cho bản thân và gia đình. Đối với gỗ công nghiệp, tiêu chuẩn về nồng độ phát thải formaldehyde được quy định rất rõ và hiện nay nước ta cho phép sử dụng ván đạt tiêu chuẩn E2 cho nội thất. E1, E0 hay SE0 là những cấp độ có chỉ số phát thải thấp hơn E2. 

Khả năng kháng ẩm: Việt Nam là nước nhiệt đới gió mùa, có độ ẩm không khí cao, lượng mưa lớn, mùa mưa bão kéo dài. Điều này khiến cho nhu cầu về ván chống ẩm cao hơn so với những quốc gia khác. Thuộc tính của ván gỗ là hút ẩm, do vậy nếu ván kháng ẩm kém sẽ bị trương nở khi ở trong môi trường có độ ẩm cao. Tấm ván có độ trương nở thấp sẽ hạn chế tình trạng bị cong vênh, phồng rộp ở mép ván trong quá trình sử dụng..

Ván chống ẩm có nhiều loại khác nhau và thường được dùng chất chỉ thị màu xanh để phân biệt với ván thường. Đối với những vùng có độ ẩm cao như miền bắc Việt Nam, vùng ven biển thì đặc biệt nên dùng dòng ván có khả năng kháng ẩm cao. So sánh khả năng chống ẩm của các loại cốt gỗ phổ biến: ván dăm chống ẩm < ván sợi chống ẩm < gỗ dán < gỗ ghép < gỗ nhựa.

Độ bám vít: tiêu chuẩn này thể hiện khả năng chịu lực tác động của tấm ván. Đối với loại ván kém chất lượng, khả năng bám vít kém thì sau một thời gian sử dụng hay một vài lần tháo lắp phần cánh bị võng xệ, vít không bám. Tính liên kết giữa các phần tử trong tấm ván hay còn gọi là liên kết nội sẽ quyết định đến tính chất này. Tấm ván có liên kết nội tốt sẽ tăng cường khả năng bắt vít và hạn chế sự xô lệch sau khi tháo lắp, di chuyển của đồ nội thất. Về độ bám vít, cả ván dăm và ván MDF đều có chỉ số cao hơn là gỗ nhựa nhưng lại thấp hơn các loại gỗ dán hay gỗ ghép.

Sức bền của vật liệu (độ bền uốn, độ bền kéo): Độ bền uốn của tấm ván được xác định bằng cách đo lường độ biến dạng của tấm ván khi đặt một tải trọng xác định lên bề mặt. Độ bền kéo là khả năng chịu được lực kéo đứt vật liệu. Một tấm ván có chất lượng tốt thì cả độ bền uốn và độ bền kéo đều cao và ổn định, do vậy nội thất sẽ có khả năng chịu lực tốt hơn, hạn chế võng xệ, cong, gãy,... Theo các kết quả kiểm nghiệm thực tế, độ bền uốn và chỉ số về độ bền kéo của các loại ván gỗ công nghiệp như sau: gỗ nhựa < gỗ ván dăm < ván sợi < gỗ ghép < gỗ ván dán.

Tỷ trọng ván (mật độ): Tỷ trọng ván là khối lượng có trong một đơn vị thể tích của vật liệu. Mật độ/tỷ trọng ván tăng thì độ bền tấm ván sẽ tăng. Trong các loại gỗ công nghiệp phổ biến hiện nay thì ván nhựa hay ván dăm là loại có tỷ trọng trung bình thấp hơn so với MDF, HDF. Tỷ trọng cao cũng đồng nghĩa với sức bền của vật liệu cao. Do vậy, gỗ nhựa sở hữu ưu điểm vượt trội là chống ẩm và chống nước nhưng sức bền và độ bám vít kém.

Đặt ra những tiêu chuẩn về nhà cung cấp

Đa số người tiêu dùng thường tìm đến đơn vị bán nội thất và lựa chọn sản phẩm khi đã hoàn thiện, chỉ số ít có mong muốn tìm hiểu về vật liệu hay nhà cung cấp vật liệu. Đó cũng là lý do chính dẫn đến các tiêu chuẩn về cả chất lượng và độ an toàn của sản phẩm gỗ nội thất thường ít được quan tâm. Tạo cơ hội cho các loại gỗ kém chất lượng, không rõ nguồn gốc xuất xứ tràn lan trên thị trường. Cốt gỗ sau khi đã được phủ bề mặt, gia công thành nội thất và chưa qua sử dụng sẽ rất khó để đánh giá chất lượng. Vì vậy dù là loại giá rẻ, kém chất lượng nhưng có thể “phù phép” để bán với giá rất cao.

Với xu hướng sử dụng gỗ công nghiệp như những năm gần đây, trên thị trường xuất hiện rất nhiều nhà cung cấp vật liệu. Không có một tiêu chuẩn cụ thể nào để đánh giá nhưng người tiêu dùng có thể lựa chọn dựa trên độ uy tín, các giấy tờ chứng chỉ liên quan đến tiêu chuẩn ván... Một sản phẩm nội thất đẹp không thể được tạo dựng từ vật liệu kém chất lượng. Do vậy, bạn hãy tìm kiếm những đơn vị nội thất uy tín, có tên tuổi trên thị trường.

Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực này, Công ty Nội thất Apollo Luma luôn đặt chất lượng lên hàng đầu trong những thiết kế, luôn cung cấp giải pháp thiết kế sáng tạo nhưng vẫn đảm bảo được công năng cũng như sự phù hợp với sở thích riêng của bạn.

Apollo Luma sở hữu đội ngũ thiết kế và thi công nội thất uy tín, kết hợp hệ thống xưởng sản xuất hiện đại là một trong những sự lựa chọn tốt nhất cho khách hàng. Điều này giúp tạo nên một quy trình làm việc khép kín, đảm bảo tiến độ hoàn thiện và thi công, đồng thời tối ưu chi phí cho mọi khách hàng đến với nội thất Apollo Luma.

No comments